Vẽ sơ đồ tư duy không chỉ là một thuật ngữ quá đỗi quen thuộc với lứa tuổi học sinh, sinh viên mà là một phương pháp giúp gia tăng khả năng ghi chép trong một thời gian ngắn được sử dụng phổ biến trong đời sống. Bài viết dưới đây là tất cả những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu về sửa đầu tư duy và cách tạo ra những mẫu sơ đồ đẹp và đơn giản.
Khái niệm cơ bản về sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hay còn được gọi với một tên tiếng Anh là Mindmap – một công cụ giúp người dùng ghi chú thông tin, diễn giải các ý tưởng một cách thông minh, trực quan nhờ những ngôn từ ngắn gọn và hình ảnh bắt mắt. Nhờ đó, việc tiếp cận và ghi nhớ nội dung truyền tải sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với người xem.
Đây là một phương pháp học tập có yêu cầu đơn giản, để vẽ được nó bạn cần những từ khóa chính hay chủ đề nằm tại vị trí trung tâm. Sau đó, từ vị trí trung tâm phát triển thành các nhánh rẽ xung quanh để biểu thị các nội dung nhỏ, liên quan trực tiếp, mật thiết với nội dung chính.
Tùy vào khả năng sáng tạo của mỗi người mà phương pháp vẽ sơ đồ tư duy sẽ có một concept khác nhau. Nhưng nhìn chung, một bản sơ đồ đẹp là có sự kết hợp giữa các hình ảnh hoặc biểu tượng giúp người xem dễ dàng theo dõi và ghi nhớ.
Tìm hiểu về lịch sử phát triển
Phương pháp học tập và đem lại hiệu quả này do tác giả là Tony Buzan – cha đẻ của phương pháp tư duy nhờ vẽ sơ đồ tư duy. Ông sinh ra và lớn lên tại anh, và từng được nhận các bảng danh dự lớn về tâm lý học, văn chương và toán học, bên cạnh đó còn là những môn khoa học tự nhiên vào năm 1964.
Cũng nhờ ông mà hình thức nhận biết qua sơ đồ này được phát triển, ngày càng được nhiều người tiếp cận trong các lĩnh vực cuộc sống cho đến hiện nay. Giúp tăng năng suất làm việc, là công cụ hữu ích giúp chúng ta có tư duy sáng tạo và hiệu quả hơn.
Nhìn chung, Tony Buzan có những công trình nghiên cứu tập trung vào nhận thức các nhiệm vụ và tiềm năng của não bộ. Từ đó mà ông định ra các phương pháp, suy nghĩ học tập giúp con người luôn không ngừng cải thiện não bộ, trở nên thông minh và sống có hiệu quả hơn trong công việc.
Hiện nay, hình thức sơ đồ này nhanh chóng trở thành một công cụ học tập và làm việc hiệu quả của hàng triệu người khắp các đất nước trên thế giới. Phương pháp đem lại hiệu quả vô cùng lớn, điều đặc biệt là hầu hết ai cũng có khả năng lĩnh hội và sử dụng thành công nó.
Sự kết hợp giữa vẽ sơ đồ tư duy và não bộ con người
Qua cuộc nghiên cứu về hoạt động bộ não của con người, chúng ta đều có thể thấy rằng: bộ não hoạt động gồm 2 bán cầu não phải và não trái. Trong khi bán cầu não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, tưởng tượng,… Gây tác động kích thích lớn đến não trái. Thì bán cầu não trái lại thích hợp với các từ ngữ, con số, tập sự tư duy và phân tích logic tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Vẽ sơ đồ tư duy chính là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp các nội dung ưu tiên với mỗi loại thông tin khác nhau. Chúng thường được sử dụng để ghi nhớ những ký ức cụ thể và vật sinh ý tưởng. Mỗi chi tiết có trong phương pháp tư duy nhờ sơ đồ đều là chìa khóa khai mở các thông tin, từ đó giúp con người khơi nguồn tiềm năng của bộ não.
Cách vẽ sơ đồ tư duy
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà vẽ sơ đồ tư duy đem đến cho cuộc sống. Vậy nên, để những ý tưởng và thông tin của mình được trình bày ngắn gọn, hữu hiệu thì bạn cần biết những nguyên tắc để tạo dựng một sơ đồ theo lối tư duy cho hiệu quả.
Thiết lập hệ thống thông tin nhờ ý chính
Central idea hay còn gọi là ý chính – chủ thể đại diện cho chủ đề cần triển khai, đồng thời nó cũng là một mốc khởi đầu cho sơ đồ. Thông thường, ý chính luôn được đặt ở vị trí trung tâm của trang và kèm theo đó là những hình ảnh minh họa cho từng chủ đề phù hợp với nội dung của sơ đồ.
Việc làm này giúp kích thích sự liên tưởng và tạo dựng các mối quan hệ mật thiết giữa những thông tin với nhau khiến cho não bộ phản ứng nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, dù bạn dùng phương pháp vẽ sơ đồ trên giấy hay sử dụng các loại máy tính cũng như các phần mềm hỗ trợ, thì bạn cũng nên dành thời gian phác thảo, lên ý tưởng chính cho chủ đề của mình nhé.
Bổ sung các nhánh thông tin tương ứng trong vẽ sơ đồ tư duy
Sau khi đã phác thảo ý chính và có được hình ảnh trung tâm của sơ đồ, bước tiếp theo cần làm là tiến hành vẽ các nhánh từ chủ đề chính. Đây là những nhánh nhỏ được nối từ hình ảnh trung tâm tới các từ khóa trụ liên quan tới thông tin chính.
Có thể nói, số lượng nhánh không hạn chế và hoàn toàn có thể thêm bớt thích hợp là một ưu điểm nổi bật nhất của mô hình tư duy. Ngoài ra, bạn cần chú ý tới tính thẩm mỹ của sơ đồ. Hãy sử dụng những đường cong mềm mại thay vì những đường thẳng gây cảm giác khô khan và nhàm chán. Những nhánh rễ cong rất dễ vẽ lại giúp não bộ có khả năng tư duy sáng tạo hơn.
Sử dụng những nét đường đậm nhạt khác nhau
Đối với việc vẽ sơ đồ, thì độ dày của các nhánh là vô cùng quan trọng, nó thể hiện cho các cấp bậc của nhánh. Vì thế, những nhánh xuất phát từ trung tâm hãy sử dụng những đường đậm và dày để đại diện cho chủ đề chính. Với những nhánh thể hiện nội dung cụ thể hóa cần sử dụng những đường mỏng nhẹ hơn.
Không chỉ vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những hình khối hoặc biểu tượng khác nhau để thể hiện các nhánh. Tùy thuộc vào sở thích mà hãy sáng tạo sơ đồ của mình để kích thích khả năng ghi nhớ và phân biệt các nhánh dễ dàng.
Trí tưởng tượng của con người là phong phú và không có giới hạn, vì vậy nếu thêm nhiều hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung hơn một chút sẽ giúp làm nổi bật các ý quan trọng. Đặc biệt, màu chữ giữa các nhánh và thông tin trong một mục phải được đồng nhất với nhau.
Yếu tố màu sắc và hình ảnh minh họa trong vẽ sơ đồ tư duy
Chính vì công dụng rất to lớn mà nó đem lại là tăng khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin, kích thích sự sáng tạo của não bộ nên vẽ sơ đồ tư duy sẽ là một sự mã hóa đặc biệt về màu sắc. Với những màu sắc được liên kết cùng các hình ảnh liên quan, thì việc hiểu thông tin sơ đồ truyền tải là một điều dễ dàng.
Không những vậy, sử dụng các màu sắc đa dạng cho mỗi chủ đề sẽ giúp bạn đánh dấu, phân loại dữ liệu và tổng hợp thông tin được nhanh chóng mà không hề nhằm với những thông tin khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy não bộ của con người nhận thức thông tin được truyền tải qua hình ảnh nhanh hơn là chữ viết.
Vì vậy, hình ảnh chính là yếu tố vượt qua rào cản ngôn ngữ, hãy sử dụng những hình ảnh trực quan trong sơ đồ của mình để tăng diện tiếp xúc.
Công dụng của sơ đồ tư duy
Hiện nay xu hướng tự học được phát triển có đối với mọi lứa tuổi và từ đó sơ đồ giúp trẻ tư duy chính là công cụ hỗ trợ mang lại nhiều lợi ích nhất. hình thức sơ đồ biểu hiện thông tin này sẽ giúp giáo viên dễ dàng trình bày các khái niệm trong lớp học mà bỏ qua những thứ rườm rà, tập trung vào các vấn đề chính.
Biểu hiện thông tin qua sơ đồ sẽ giúp bạn thay vì phải ghi chép tất cả những nội dung thì hoàn toàn có thể sáng tạo theo từng chủ đề đã học. đây là cách trình bày khoa học và cực kỳ dễ nhớ, dễ hiểu, không còn là hình thức học truyền thống với những trang giấy đầy chữ. Nhờ vậy, trẻ sẽ có hứng thú trong việc học tập và có khả năng phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ.
Một trong những lợi ích lớn nhất của sơ đồ này là giúp việc truyền đạt thông tin từ cấp trên đối với các cấp dưới được rõ ràng và dễ hiểu. Doanh nghiệp cũng coi đây như một “la bàn vạn năng” để nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ đó, việc triển khai kế hoạch, thiết lập mục tiêu sẽ dễ dàng được thực hiện.
Sai lầm hay mắc phải khi vẽ sơ đồ tư duy
Đây là phương pháp sắp xếp những dữ liệu quan trọng nhờ những đường vẽ và keyword, kết hợp với các hình ảnh thay vì ghi chép từng dòng nhiều nội dung gây rối mắt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc một số sai lầm nghiêm trọng làm giảm hiệu quả học tập khi sử dụng loại sơ đồ này như:
Cho rằng sơ đầu tư duy càng đẹp thì đem lại hiệu quả càng tốt: Một bản sơ đồ đẹp xuất sắc thì chỉ thích hợp để trưng bày, và hoàn toàn vô nghĩa đối với công cuộc học tập cũng như làm việc. Những đường nét quá lung linh với những hình ảnh đặc sắc sẽ giúp bạn bị phân tâm, không thể tập trung đến từ khóa chính.
Sử dụng mãi một dạng vẽ sơ đồ tư duy truyền thống: nhiều người lầm tưởng rằng truyền đạt thông tin qua sơ đồ chỉ có một dạng vẽ là xuất phát các nội dung từ nhấn chính triển khai ra nhánh nhỏ. Trên thực tế thì không phải như vậy, hiện nay có rất nhiều loại sơ đồ giúp tư duy khác nhau và được trình bày dưới dạng hình ảnh khác nhau đều đem lại một hiệu quả nhất định.
Kết luận
Như vậy, để có được một bản vẽ sơ đồ tư duy hoàn hảo thì hãy tăng cường ôn tập nhiều lần để nâng cao khả năng vẽ. Đồng thời, bạn cần sử dụng các hình ảnh gợi nhớ liên quan đến nội dung của sơ đồ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ miễn phí, hãy tham khảo chúng và triển khai ý tưởng 2 xây dựng mục tiêu cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.