Hoa hồng là loài hoa tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. Mỗi màu hoa hồng lại tượng trưng cho một điều khác nhau. Thế nhưng về cấu tạo của hoa hồng thì lại ít người biết đến và còn nhiều thắc mắc. Cùng tìm hiểu nhé!
Đặc điểm sinh học của cây hoa hồng
Nguồn gốc cây hoa hồng
Hoa hồng đã có mặt trên Trái đất cách đây 35 triệu năm. Vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, người Sumerian, nay thuộc Irap, đã có những ghi nhận đầu tiên về hoa hồng. Trung Quốc có thể là nơi đầu tiên thuần hóa hoa hồng, cách đây khoảng 5000 năm. Nhưng mãi đến thế kỷ XVIII thì những giống hồng từ Trung Quốc mới được giới thiệu ở châu Âu, sau đó du nhập qua Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari và chính người Châu Âu mới có công lai tạo ra nhiều giống mới hiện đại như ngày nay, hầu hết những giống hồng ngày nay đều có nguồn gốc từ nó. Kể từ đây, bắt đầu một thời kỳ lịch sử mới của hoa hồng, với ngày càng nhiều giống hoa hồng lai tạo đã được ra đời.
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ cách vẽ hoa hồng bằng bút chì đơn giản và đẹp mắt
- Hướng dẫn vẽ hoa hồng bằng màu acrylic đẹp, đơn giản
- Hướng dẫn cách vẽ hoa hồng cơ bản dành cho học sinh
Trong tự nhiên, giống hoa hồng có khoảng 150 loài, phân bố khắp bán cầu bắc, từ Alaska cho đến Mexico và ở cả Bắc Phi. Hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai cong. Lá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách, ở cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá có 3-5 hoặc 7-9 lá con, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy mỗi giống cây mà lá có màu xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu hoặc có dạng lá khác. Cánh hoa hồng cuộn tròn xếp thành nhiều vòng quanh một hình nón nhọn có hình dạng giọt nước mắt tròn. Hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát. Hồng có nhiều màu sắc đa dạng, từ trắng, vàng, đỏ, cam, … cho đến các loại có 2 màu trên cùng một hoa (bi-color).
Ở Việt Nam hoa hồng được nhập trồng từ lâu trên khắp mọi miền Nam Bắc. Hoa hồng là loại hoa chủ lực chiếm 30% – 35% diện tích trồng hoa cắt cành của nước ta. Những vùng trồng hoa tập trung là Lâm Đồng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Cấu tạo của hoa hồng
Các bộ phận của hoa hồng cũng giống như các loài hoa nói chung bao gồm:
– Đài hoa: đài hoa là bộ phận ngoài cùng của hoa, đài hoa gồm các thành phần đơn được gọi là lá đài. Lá đài thường có màu xanh và bao bọc phần còn lại của hoa khi ở trong nụ. đài hoa bao quanh hoa nên có chức năng là bảo vệ hoa. Đài hoa có màu sắc khác biệt với hoa nên thường rất nổi bật. tùy theo từng loài cây và hoa thì đài hoa có thể to nhỏ khác nhau.
– Tràng hoa: vòng kế tiếp của hoa khi tính về phía đỉnh, tràng hoa bao gồm các thành phần đơn vị gọi là cánh hoa. Những cánh hoa này thường mỏng, mềm và có màu sắc sặc sỡ để thu hút động vật giúp chúng thụ phấn. tùy theo từng hoa mà những cánh hoa có màu sắc khác nhau. Các cánh hoa sắp xếp theo một quy luật và thương xen kẽ nhau.
– Nhị hoa: vòng kế tiếp (đôi khi sắp xếp thành vài vòng), bao gồm các thành phần đơn vị gọi là nhị hoa. Nhị hoa được xem là bộ phận sinh dục đực của hoa. Nhị hoa gồm 2 thành phần:
+ Chỉ nhị: là một cuốn nhỏ kéo dài từ đầu hoa, chỉ nhị có khi dài có khi ngắn hơn hoa.
+ Bầu nhị: bầu nhị nằm trên đầu chỉ nhị, bao phấn sinh ra phấn hoa nhờ phân bào giảm nhiễm để cuối cùng phát tán đi.
– Nhụy hoa: nhụy hoa là vòng trong cùng nhất của hoa, mang tế bào sinh dục cái của hoa. Các nhụy hoa bao gồm một hay vài đơn vị thành phần gọi là lá noãn. Các bộ phận của nhụy hoa:
+ Bầu nhụy: một cấu trúc rỗng, bên trong bầu nhụy sản sinh ra các noãn. Noãn là các túi đại bào tử và tới lượt chúng, chúng sinh ra các đại bào tử nhờ phân bào giảm nhiễm để phát triển thành các thể giao tử cái. Chúng tạo ra các tế bào trứng.
+ Đầu nhụy: Phần đỉnh dính của nhụy gọi là đầu nhụy, nơi tiếp nhận phấn hoa.
+ Vòi nhụy: là cuốn nâng ỡ đầu nhụy, vòi nhụy con đường cho các ống phấn phát triển từ các hạt phấn hoa bám vào đầu nhụy. Nhị và nhụy là bộ phận có chức năng sinh sản chủ yếu của hoa. Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhụy nên chúng có chức năng bảo vệ nhị và nhụy.
Đặc điểm cấu tạo của hoa hồng đó là hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị đực và nhị cái trên cùng một cành hoa, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy, khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn.
Có thể bạn quan tâm:
- Vẽ váy – Cách thiết kế thời trang đơn giản cho mọi đối tượng
- Vẽ chữ trang trí đơn giản đẹp nhất cho người mới bắt đầu
Trên đây là tổng hợp mọi thông tin về cấu tạo của hoa hồng, mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang quan tâm vẽ hoa hồng cùng những vấn đề liên quan khác nhé!