Sơ đồ tư duy là một phương pháp hệ thống kiến thức vô cùng hiệu quả không chỉ dành cho học sinh, sinh viên mà còn cho người đi làm. Phương pháp này được khuyến khích áp dụng cho giáo dục và các lĩnh vực khác nữa. Vậy nếu bạn muốn hiểu thêm về các loại sơ đồ tư duy là gì thì hãy đọc tiếp bài viết nhé!
Tổng hợp đầy đủ các loại sơ đồ tư duy
1. Circle Map – Sơ đồ tư duy vòng tròn
Sơ đồ tư duy vòng tròn là sơ đồ được thiết kế gồm một vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Vòng tròn nhỏ bên trong thể hiện chủ đề, ý tưởng trọng tâm, còn vòng tròn lớn bên ngoài liệt kê những ý phụ, ý bổ trợ cho chủ đề trung tâm. Mục đích của vẽ sơ đồ tư duy vòng tròn là để Brainstorm một ý tưởng hoặc một chủ đề nào đó bằng cách sử dụng các thông tin mà chúng ta đã biết.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản nhất hiện nay
- Những sai lầm thường gặp phải khi lập Sơ Đồ Tư Duy là gì?
- Tổng hợp lợi ích của sơ đồ tư duy trong cuộc sống và công việc
2. Bubble Map – Sơ đồ tư duy bong bóng
Sơ đồ tư duy bong bóng là sơ đồ được thiết kế gồm một hình tròn nhỏ ở trung tâm và các bong bóng hình tròn bao xung quanh. Hình tròn nhỏ thể hiện vấn đề chính như mục đích, mục tiêu còn các bong bóng xung quanh thể hiện bản chất, hành động, các ý tưởng cụ thể để bổ sung đầy đủ ý nghĩa cho vấn đề trong hình tròn nhỏ. Sơ đồ tư duy bong bóng thường được dùng để thiết lập mục tiêu, mô tả phân khúc khách hàng,…
3. Double Bubble Map – Sơ đồ tư duy bong bóng kép
Sơ đồ tư duy bong bóng đôi hay còn gọi là biểu đồ Venn là sơ đồ so sánh sự tương đồng và khác nhau giữa hai chủ đề, đối tượng. Hai vòng tròn trung tâm chứa hai chủ đề, đối tượng chính. Phần bong bóng giao nhau của 2 vòng tròn là nơi chứa các điểm tương đồng còn các bong bóng còn lại xung quanh 2 vòng tròn trung tâm xác định sự khác biệt giữa 2 chủ đề, đối tượng. Loại sơ đồ tư duy này được dùng khi có các khái niệm, ý tưởng, đối tượng cần so sánh một cách trực quan. Đặc biệt là khi cần đưa ra quyết định lựa chọn quan trọng thì sơ đồ này sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện hơn để quyết định đúng đắn.
4. Tree Map – Sơ đồ tư duy hình cây
Sơ đồ cây là sơ đồ được thiết kế giống như một cái cây phân ra nhiều nhánh với phần trên cùng thể hiện nội dung chính, chủ đề chính và các phần nhỏ được phân rẽ mô tả chủ đề phụ, thông tin liên quan hoặc nội dung chi tiết. Sơ đồ cây không giới hạn số lượng phân nhánh, các thông tin được phân nhánh và liệt kê xuống phía dưới cho đến khi đầy đủ. Đây là loại sơ đồ khá phổ biến, học sinh và sinh viên dùng để hệ thống lại lượng kiến thức lớn của các môn học. Ngoài ra, trong công việc, sơ đồ này cũng được dùng để xây dựng kế hoạch, liệt kê các nhiệm vụ cụ thể.
5. Flow Map – Sơ đồ tư duy luồng
Sơ đồ tư duy luồng được thiết kế khá giống với một lưu đồ (flowchart), biểu diễn trực quan về quá trình, tiến trình hoặc tổ hợp các hướng dẫn theo một trình tự nhất định. Chủ đề chính thường được gắn ở ngoài cùng bên trái của sơ đồ. Các khung hình chữ nhật được nối tiếp nhau, ở giữa là các mũi tên, tạo thành từng bước trong tiến trình của một chủ đề nào đó. Loại sơ đồ này thường được sử dụng để hướng dẫn các bước thực hiện cho một nhiệm vụ, một công thức hoặc trình bày hành trình, quá trình của một sự việc nào đó.
6. Multi Flow – Sơ đồ tư duy đa luồng
Sơ đồ tư duy đa luồng là sơ đồ được thiết kế với 3 thành phần gồm: ô trung tâm ở giữa thể hiện sự kiện chính, nội dung của các ô bên trái thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự kiện chính còn phần nội dung trong các ô bên phải thể hiện kết quả hoặc dự đoán xảy ra từ sự kiện chính. Giữa 3 thành phần là các mũi tên để thể hiện sự liên quan giữa các sự kiện với nhau, tùy vào từng tình huống và sự việc mà chiều mũi tên sẽ được thể hiện khác nhau. Sơ đồ tư duy đa luồng giúp bạn dự đoán được kết quả sẽ xảy ra từ một vấn đề, sự kiện hoặc tìm ra các phương pháp để đạt được kết quả mong muốn. Đây là một trong những sơ đồ linh hoạt nhất trong các sơ đồ tư duy.
7. Brace Map – Sơ đồ tư duy dấu ngoặc “{“
Sơ đồ Brace được thiết kế gồm các dấu ngoặc nhọn từ lớn đến nhỏ giúp phân tích, liệt kê đầy đủ các thành phần của một vấn đề đang phân tích. Về mặt trực quan, sơ đồ Brace trông giống như sơ đồ cây nhưng nằm ngang. Tuy nhiên sơ đồ Brace thiên về mặt phân tách còn sơ đồ cây thiên về khái niệm hơn. Sơ đồ Brace có thể được sử dụng cho học tập đặc biệt là trong công việc khi muốn hình dung tất cả các thành phần của một chủ thể như nhân sự của công ty hoặc của các phòng ban.
8. Bridge Map – Sơ đồ tư duy hình cầu
Sơ đồ Bridge là một sơ đồ được thiết kế nằm ngang, thể hiện những thành phần tương đồng, những điểm giống nhau cho cùng một vấn đề, mỗi thành phần được ngăn cách bởi dấu hiệu hình tam giác có chữ “as” bên trong. Sơ đồ Bridge có thể được sử dụng để tạo những tình tiết, ý tưởng có sự tương quan với nhau cho một tác phẩm bằng văn bản, thể hiện các thành phần có dinh dưỡng tương đương trong khẩu phần ăn,…
Có thể bạn quan tâm:
- Vẽ quạt – Giúp mọi người thỏa sức bộc lộ trí sáng tạo
- Vẽ con bướm – Không chỉ dành cho người có năng khiếu
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được các loại sơ đồ tư duy là gì và ứng dụng thật hiệu quả trong học tập hoặc công việc. Hãy chia sẽ bài viết này nếu thấy nó bổ ích nhé!