Vẽ con thỏ không hề khó như chúng ta tưởng tượng. Cho dù là những bé mới chập chững học vẽ và chưa tiếp xúc nhiều với màu sắc thì vẫn có thể vẽ được. Học vẽ con vật không chỉ giúp bé có thể phát triển khả năng hội hoạ mà còn hỗ trợ phát triển tư duy của bé khá hiệu quả.
Cách vẽ con thỏ dành cho người mới bắt đầu tập vẽ
Để vẽ con thỏ dễ thương hoàn chỉnh thì ta cần đưa hình con thỏ ấy về các dạng hình khối cơ bản. Các khối này sẽ tượng trưng cho từng bộ phận của chú thỏ như là đầu, thân, chân, tai,… Để dễ hiểu hơn thì sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra 5 bước vẽ thỏ nhanh chóng dành cho bé.
Bước 1: Xác định hình dạng và vẽ phần đầu của chú thỏ
Đâu tiên, bạn có thể phân tích đầu thỏ thành 2 hình cơ bản bao gồm 1 hình elip (nhìn giống với quả trứng) và 1 hình bán nguyệt (nhìn giống với trăng khuyết). Khi ghép 2 hình này lại với nhau, ta sẽ có một khuôn mặt thỏ tương đối tròn trĩnh như hình bên dưới.
Bước 2: Gắn thêm tai và bắt đầu vẽ phần thân của chú thỏ
Sau khi phác thảo hoàn thiện phần đầu của chú thỏ, chúng ta tiếp tục với phần tai và phần thân của chú thỏ. Tương tự như phần đầu, phần tai cũng có dạng elip nhưng nó mỏng, dài và bị khuyết một phần. Để dễ tưởng tượng hơn, bạn có thêm xem như 2 chiếc tai này như là 2 chiếc lá, sẽ khi vẽ 2 chiếc lá xong thì bạn xóa đi phần thừa đi.
Bước 3: Vẽ thêm phần tay và chân của chú thỏ dễ thương
Một bức vẽ con thỏ hoàn chỉnh không thể nào thiếu đi chân tay được, vì vậy ở phần này chúng ta sẽ vẽ thêm các bộ phận chân và tay cho chú thỏ. Đối với 2 bộ phận này, bạn lại tiếp tục sử dụng hình elip để vẽ chúng.
2 bàn chân của chú thỏ sẽ là 2 hình elip tròn trĩnh, còn 2 tay sẽ giống với phần tai chú thỏ, chúng là hình chiếc lá bị xoá bớt đi các phần thừa. Hãy lưu ý, chừa một khoảng trống tại điểm giao nhau giữa tay trái và thân chúng thỏ để biểu hiện đây là 2 bộ phận liền nhau nhé.
Phần tay bên phải của chú thỏ sẽ hơi hướng lên trên một chút như thể chú thỏ đang vẫy tay chào mọi người. Trái lại, tay bên trái sẽ đặt ngang bụng chú thỏ vì ở các bước sau chúng ta sẽ phải vẽ thêm một củ cà rốt ở vị trí này, như thể chú thỏ này đang ôm củ cà rốt.
Bước 4: Phác hoạ củ cà rốt và phần đuôi của hình vẽ con thỏ
Lúc này, tranh vẽ con thỏ đã tương đối hoàn chỉnh và dễ nhận diện rồi nhưng vẫn còn thiếu đi phần đuôi cùng củ cà rốt ở tay bên trái. Để miêu tả phần đuôi của chú thỏ, bạn vẽ một cụm mây tròn trĩnh ở bên trái thân mình của chú thỏ, sau đó xóa đi phần giao với thân (vì khi vẽ chú thỏ, đuôi của nó sẽ ẩn sau phần thân).
Đối với củ cà rốt, bạn chỉ cần vẽ một chiếc lá nhọn dần ở phía cuối cùng một chỏm có 3 đỉnh tròn tròn ở phần đầu để miêu tả phần lá cà rốt. Hãy lưu ý vẽ phần chỏm lá của cà rốt với chiều rộng lớn hơn chiều rộng của củ cà rốt, nếu làm vậy thì trông củ cà rốt sẽ chân thật và dễ thương hơn.
Bước 5: Hoàn tất bức tranh vẽ con thỏ bằng các chi tiết nhỏ
Đây sẽ bước cuối cùng để bạn hoàn tất một bức tranh vẽ con thỏ dễ thương. Ở bước này, bạn chỉ cần điểm tô thêm cho tranh vẽ con thỏ bằng các bộ phận trên khuôn mặt và phần đệm ở bàn chân của chú thỏ. Đối với phần mắt thỏ, bạn vẽ 2 chấm dọc màu đen. Phần má thỏ cũng tương tự nhưng 2 chấm này sẽ màu trắng và nằm ngang.
Phần miệng thỏ sẽ là số 3 nằm ngang và hướng lên trên. Còn đối với phần đệm ở chân, bạn vẽ một hình elip đứng to ở giữa, ngay trên đó là 3 hình tròn be bé là bức tranh vẽ con thỏ đã hoàn tất.
Phân tích các hình khối của quá trình vẽ con thỏ
Để đảm bảo cho bố cục hình vẽ được chính xác và chân thực thì bạn có thể phác thảo hình vẽ con thỏ về dạng các hình khối. Ví dụ, đối với loại tranh vẽ thỏ như thế này, bạn sẽ dùng một khối hình chữ nhật đứng đứng cho tổng thể con thỏ, sau đó vẽ một đường ngang ở giữa tranh vẽ thỏ theo tỉ lệ 6/4 để chia phần đầu với phần thân chú thỏ.
Tương tự với các bộ phận khác, bạn sẽ vẽ các đường thẳng giới hạn khu vực của bộ phận đó. Từ việc phác thảo chung chung và tổng quát, mật độ các đường thẳng sẽ tăng dần theo độ chi tiết của hình vẽ. Sau khi hoàn thiện việc phác thảo, bạn chỉ cần vẽ lại các đường thẳng ấy một cách mượt mà hơn và nối các điểm lại với nhau.
Sau khi hoàn thiện việc đi nét toàn bộ, sau khi tẩy đi các đường vẽ phác thảo đầu là bạn đã hoàn tất bức tranh vẽ con thỏ của riêng mình. So với cách vẽ thỏ bằng cách ước chừng từng bộ phận trong quá trình vẽ thì việc quy về dạng hình khối và vẽ từ các nét lớn đến các bộ phận chi tiết sẽ giúp tranh đẹp và chính xác tỉ lệ hơn.
Chuẩn bị dụng cụ và các thứ cần thiết khi vẽ tranh
Đối với một bức tranh vẽ thỏ không tô màu thì bạn không cần đến nhiều dụng cụ vẽ phức tạp. 3 dụng cụ cơ bản nhất mà bạn cần có sẽ là giấy, tẩy và bút chì. Về giấy, bạn nên chọn loại giấy dày một chút để tranh không bị nhăn khi bạn dùng tẩy để xóa đi các nét thừa hoặc các nét vẽ sai.
Chất liệu giấy tốt cũng giúp mang lại hiệu quả hiển thị tốt hơn đối với tranh của bạn. Giấy càng dày và càng trắng thì hình vẽ của bạn sẽ càng sắc nét và nổi bật trên giấy hơn. Bạn cũng nên sử dụng bút chì có độ đậm nhất định, thông thường thì bút chì 2B sẽ là loại bút chì dễ mua nhưng vẫn vừa đủ đậm để phác thảo các tranh như thế này.
Bạn có thể lựa chọn bút chì kim hay bút chì gỗ tùy theo sở thích để vẽ con thỏ, tuy nhiên bút chì kim sẽ giúp bạn vẽ được các nét mảnh và tiện lợi hơn khi thay ngòi. Bạn nên chọn một cục tẩy chất lượng để hỗ trợ mình trong lúc vẽ tranh, một cục tẩy kém chất lượng sẽ không thể tẩy sạch hoàn toàn vết chì và khiến tranh bạn bị nhem nhuốc.
Ngoài 3 dụng cụ cơ bản trên, bạn có thể sử dụng thước để xác định khối hình và dùng màu để cho tranh thêm sinh động. Nếu bạn dùng sáp màu hay chì màu thì không cần quan tâm quá nhiều về chất liệu giấy. Tuy nhiên, nếu bạn dùng màu nước, màu dạ thì bạn nên lựa chọn giấy từ 250gms trở lên để tranh không bị thấm màu.
Phân tích ánh sáng và màu sắc
Nếu bạn muốn bức tranh vẽ con thỏ của mình thêm hoàn thiện và sinh động thì việc nghiên cứu và phân tích ánh sáng, màu sắc sẽ rất quan trọng đấy. Xác định màu sắc chính bao phủ lấy tranh cùng các điểm sáng tối sẽ khiến tranh bạn có chiều sâu mà cuốn hút hơn rất nhiều.
Một bức tranh vẽ con thỏ hài hoà về màu sắc không chỉ khiến người xem ấn tượng mà nó còn góp phần khá lớn trong việc truyền tải thông điệp của bức tranh. Hiểu các quy luật về sáng tối và cách biến đổi của màu sắc ở môi trường dồi dào ánh sáng và môi trường thiếu sáng sẽ là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần có.
Cách phối màu hợp lý có ảnh hưởng quan trọng tới cảm xúc mà tranh mang lại cho người xem. Nó có thể khiến tranh bạn bừng sáng/ u tối tuỳ vào màu sắc bạn chọn.
Pha màu để bắt đầu vẽ
Trước khi tô màu tranh vẽ con thỏ bạn nên lựa chọn sẵn cho mình một bảng phối màu phù hợp. bạn có thể tham khảo các bảng màu đẹp trên các trang mạng dựa trên sở thích của bạn. Bạn không nên vẽ đến đâu pha màu đến đó mà không hề có dự tính gì. Vì các màu mà bạn pha ra có thể không ăn nhập với nhau làm tranh xấu đi.
Một trường hợp xấu khác là bạn muốn tạo hiệu ứng loang màu nhưng không pha màu kịp sẽ khiến cho lớp màu trước đó nhanh chóng khô lại, không thể tạo ra hiệu ứng loang màu. Trong quá trình pha màu, bạn nên tuân thủ các quy tắc phối màu để tổng thể bức tranh hài hoà về màu sắc, các màu không bị đối chọi nhau.
Các kỹ thuật cần thiết khi vẽ tranh con thỏ
Khi cầm bút vẽ, hãy lưu ý giữ cánh tay và các đầu ngón tay của bạn được thả lỏng, không gò bó. Hãy cầm bút với tư thế dựng hình, cầm bút ngang nhẹ nhàng, không nên cầm bút theo tư thế cầm bút viết.
Hãy luôn luôn quan sát mẫu vật dưới góc nhìn tổng quát và chú ý hình dáng các vật thể. Nhìn nhận bài vẽ bằng cách để bài vẽ của bạn cách xa tầm 2 mét và gần với mẫu vật. Sau đó nheo mắt lại để so sánh với mẫu vật và bài vẽ về mặt tỉ lệ, màu sắc.
Nếu bạn vẽ con thỏ nghiêm túc và muốn muốn hoàn thiện tranh tốt nhất có thể thì sẽ tốn khá nhiều thời gian, vì vậy nên tư thế ngồi vẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình vẽ của bạn. Hãy ngồi theo tư thế lưng thẳng, hai chân rộng ngang bằng vai, tay trái giữ chắc bảng vẽ, tay phải cầm bút chì.
Ngoài những điều trên thì trong hội hoạ vẫn còn rất nhiều kỹ thuật mà bạn cần lưu ý và nắm bắt. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là những điều cơ bản mà một người mới tập vẽ cần nắm rõ trước khi biết đến các kỹ thuật khác.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn vẽ cách vẽ con thỏ cùng các điểm lưu ý mà bạn cần chú ý khi vẽ tranh. Đây sẽ là những thông tin rất hữu ích và hỗ trợ bạn trong quá trình luyện vẽ. Chúc bạn sẽ vẽ được một bức tranh đúng ý và hoàn thiện nhất nhé.